Ingvar Kamprad - Ông chủ của đế chế IKEA

Mục lục

    Đầu năm 2004, cái tên Ingvar Kamprad, người sáng lập hãng IKEA, được nhắc đến không ngớt trên các phương tiện truyền thông, sau khi tờ tạp chí chuyên về kinh doanh của Thụy Điển, Veckans Affarer, đăng bài nói rằng ông đã “qua mặt” Bill Gates và được coi là người giàu nhất thế giới. Dù cơ cấu sở hữu “khác người” của IKEA biến bài báo trên thành chủ đề của những cuộc tranh luận, với lý do khi đó Kamprad đã không còn là chủ của IKEA, thì vẫn không ai nghi ngờ rằng IKEA là một trong những công ty tư nhân lớn nhất và thành công nhất thế giới, với hơn 200 cửa hàng ở 31 quốc gia, hơn 75 ngàn nhân viên và tạo ra lợi nhuận hơn 12 tỷ EUR hàng năm từ việc bán hàng.

    Ingvar Kamprad - Ông chủ của đế chế IKEA

    Ingvar Kamprad - ông chủ của đế chế IKEA

    Kamprad sinh năm 1926 ở miền Nam Thụy Điển và lớn lên ở một trang trại có tên là Elmtaryd cạnh ngôi làng nhỏ ở Agunnaryd. Từ khi còn ít tuổi, ông đã học được cách mua sỉ diêm ở Stockholm rồi bán lại với giá cao hơn chút ít. Khoản chênh lệch không nhiều, nhưng đây quả là món tiền lời đáng mơ ước của một người dân nông thôn. Ông dùng khoản tiền này để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh sang mặt hàng cá biển, lúa mạch, đồ trang trí cây thông Noel, bút chì…Năm 17 tuổi, cha Kamprad tặng ông một số tiền khá lớn để thưởng cho thành tích học tập ở trường phổ thông. Bạn có biết ông dùng khoản tiền đó vào việc gì không? Ông lập công ty IKEA.

    Sự ra đời của IKEA

    Cái tên IKEA được hình thành từ những chữ viết tắt của Ingvar Kamprad (I.K.) cộng với chữ cái đầu tiên của Elmtaryd và Agunnaryd, trang trại và làng quê nơi ông lớn lên. Ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh sang một loạt các mặt hàng khác, kể cả ví da, đồng hồ, đồ kim hoàn và tất chân. Khi phát triển năng lực kinh doanh để đáp ứng những đòi hỏi khác nhau của khách hàng, ông tạm thời ngưng sử dụng thư đặt hàng mà thuê luôn những chiếc xe chuyên dùng chở sữa ở địa phương vận chuyển hàng cho mình.

    Hướng đến đồ gỗ nội thất

    Năm 1947, lần đầu tiên Kamprad đưa đồ gỗ và nhóm sản phẩm chính của hệ thống cửa hàng của IKEA. Việc khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất địa phương cho phép ông giữ được mức giá bán thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đồ gỗ nội thất dần dần trở nên “hút khách”, và vào năm 1951, Kamprad quyết định không theo đuổi những mặt hàng khác mà chỉ dồn hết sự tập trung vào đồ gỗ. Năm 1953, IKEA mở phòng trưng bày đồ gỗ đầu tiên dưới áp lực rất lớn của đối thủ cạnh tranh. Lúc này, công ty đang ở trong cuộc chiến về giá với đối thủ chính, vì thế, phòng trưng bày này giúp cho người tiêu dùng tiếp xúc gần hơn với sản phẩm đồ gỗ của công ty, bởi họ nhìn thấy được, chạm vào được, cảm thấy và tin tưởng được vào chất lượng trước khi quyết định mua hàng.

    Cuộc đua dẫn đến sự đổi mới

    IKEA giờ đây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ vào yếu tố luôn đổi mới và phong cách đặc trưng trong thiết kế kiểu dáng. Hầu hết sản phẩm đồ gỗ nội thất của IKEA đều có thể xếp gọn lại được, nhờ đó tiết kiệm được chi phí vận tải, hạn chế tối đa sự hư hỏng trong quá trình di chuyển, tăng dung lượng hàng trên cùng diện tích kho bãi, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng hơn trong vận chuyển, nếu họ không muốn sử dụng dịch vụ này của công ty. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc này là áp lực cạnh tranh từ phía những đối thủ của IKEA đối với các nhà cung cấp của IKEA, đến độ họ đã gần như tẩy chay IKEA, buộc IKEA phải tự mình xoay sở.

    Kiểu dáng đẹp, nhiều chức năng, chất lượng cao cộng với giá bán thấp

    Tầm nhìn của Kamprad chính là động lực thúc đẩy thành công của IKEA. Công ty đã tuyển dụng và tổ chức đào tạo các nhà thiết kế của riêng mình. Kamprad tin rằng công ty tồn tại không chỉ để cải tiến, phát triển cuộc sống, mà phải hướng đến sự phát triển chính những con người ở đây. Việc thiết kế cửa hàng theo nguyên tắc tự phục vụ và tính đa dụng, dễ kết hợp của các bộ phận đồ gỗ nội thất không hoàn toàn vì mục đích kiểm soát hay tiết kiệm chi phí, mà đó còn là cơ hội để nhân viên công ty thể hiện sự sáng tạo. Ý tưởng này lại được củng cố thêm trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm cũng như trong các cuốn catalog giới thiệu của IKEA.

    Tất cả đều ở trong gia đình

    Kamprad đã tỏ ra cực kỳ sắc sảo, khôn ngoan, thậm chí có đôi phần láu cá, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức của IKEA. Về thực chất, công ty thuộc quyền sở hữu và điều hành của gia đình Kamprad theo phong cách Thụy Điển, với hàng loạt công ty con kiểm soát những bộ phận khác nhau trong các hoạt động của IKEA, như nhượng quyền kinh doanh, sản xuất, phân phối. IKEA thậm chí không chỉ một lần từ chối việc chiếm lĩnh thị trường, bởi theo Kamprad, việc này có thể làm chậm lại quá trình ra quyết định của công ty mỗi khi tung ra đợt sản phẩm mới- điều chủ yếu tạo nên đà tăng trưởng ấn tượng của IKEA.

    Tính tiết kiệm và lòng nhân hậu

    Một mặt, Kamprad đại diện cho cuộc sống, sự sung túc với “giá cả phải chăng”. Ông luôn sử dụng tàu điện ngầm để đi làm, còn khi ông lái xe thì đó là chiếc Volvo cũ kỹ. Mọi người còn đồn đại rằng, ông từ chối không uống soda với cái giá đắt đỏ ở trong quầy bar khách sạn, nơi ông đang ở, mà ra ngoài đi tìm cửa hàng gần nhất để mua. Thế nhưng ai cũng biết IKEA là công ty có truyền thống làm từ thiện, luôn tài trợ các hoạt động ở địa phương, cũng như ủng hộ cho quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác.

    Bạn hãy nghe ông chủ Ingvar Kamprad của IKEA tự nói về mình:

    Bạn hãy nghe ông chủ Ingvar Kamprad của IKEA tự nói về mình:

    - Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng tôi không khác biệt lắm so với mọi người, bởi vì cũng như họ, tôi bắt đầu kinh doanh từ rất sớm. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác sung sướng khi được cầm những đồng tiền lãi đầu tiên do chính mình làm ra. Lúc đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.

    - Có lẽ tâm trí tôi không hoàn toàn dành cho công việc trang trại, đồng áng… Nhưng tôi luôn tự hào rằng tôi biết vắt sữa bò và biết đánh cỏ thành đống như một nông dân thực thụ.

    - Tôi cảm thấy vui thích trong mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng tôi còn sung sướng hơn nhiều mỗi khi nắm bắt được ý tưởng mới, và tôi biết cách thuyết phục người khác rằng những ý tưởng đó có thể trở thành hiện thực. Việc này giúp tôi không ngừng tìm kiếm những khả năng mới và suy nghĩ về tất cả những gì có thể sinh lợi nhuận.

    - Thành công hoàn hảo nhất là những thành công không gắn liền với mất mát. Đáng tiếc rằng tôi đã nhiều lần thất bại.

    - Tôi phải bỏ rất nhiều thời gian để học cách không tin vào người khác. Giờ đây khi lớn tuổi, tôi đã trở nên thận trọng và biết đánh giá con người hơn, nhưng với các cộng sự của mình, tôi vẫn tin tưởng tuyệt đối.

    - Triết lý kinh doanh của IKEA được xác định bằng một nguyên tắc vàng: bất cứ vấn đề gì cũng phải được nhìn nhận như một khả năng mới. Chính các vấn đề mang lại cho chúng ta những cơ hội bất ngờ.

    - Đã từ lâu tôi luôn tuân theo một quy tắc cũ kỹ: giảm lượng hàng bán ra 1% sẽ kéo theo giảm doanh thu 10%. Vì thế, tổng lượng hàng hóa bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng đối với IKEA. Vì thế, kiểm soát chặt chẽ được chi phí ở tất cả các phân đoạn trong hoạt động kinh doanh gần như là sở thích của chúng tôi.

    - Đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên thói quen trả giá khi mua hàng. Vợ tôi rất khó chịu về chuyện đó.

    - Các nhà kinh tế của chúng ta thường khẳng định rằng cần phải tăng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng. Tôi đã hỏi một nhà kinh tế: “Thế thì tỷ lệ đó là bao nhiêu?”. Tỷ lệ phần trăm cũng khó đoán như một câu đó vậy. Điều duy nhất làm chúng tôi quan tâm ở IKEA là trong túi chúng tôi còn lại bao nhiêu tiền sau kết thúc đợt bán hàng.

    - Triết lý của tôi có thể tóm tắt như sau: để quản lý tốt thì phải hiểu biết mọi việc đến từng chân tơ kẽ tóc.

    - IKEA không bao giờ mua hàng của IKEA, mà người ta phải sản xuất thứ hàng khác dành cho chúng tôi.

    - Tôi vẫn thường hay nhắc nhân viên của mình rằng, mặt hàng tốt nhất ở IKEA chính là việc cả người mua lẫn người bán đều không thiệt thòi, mà cả hai đều nhận được điều gì đó.

    - Nếu chúng tôi có tạo ra cái gì đó mới mẻ, thì đó là mời khách hàng uống cà phê và ăn bánh ngọt. Ngày nay, sáng kiến này đã được biến thành chuỗi cửa hàng tiện ích hàng năm mang về cho công ty hơn 2 tỷ cron. Công việc buôn bán không thể thực hiện được với cái dạ dày rỗng.

    - “Điều gì là chính yếu trong quản lý?”- người ta vẫn hỏi tôi như vậy. Tôi nói, đó là tình cảm. Nếu anh không chiếm được cảm tình của người khác, anh không bao giờ có thể bán được thứ gì cho họ. Tình cảm và kinh doanh không hề loại trừ nhau.

    - Với vị thế và quyền uy của mình, tôi có thể nói bất cứ chuyện vớ vẩn, ngu ngốc nào mà không ai dám ngắt lời. Đây chính là rắc rối đáng sợ của nhà lãnh đạo.

    - Tôi không bao giờ thỏa mãn cả. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng những gì tôi đã làm được hôm nay đến mai phải được làm tốt hơn.

    >>> Ông vua của thế giới trò chơi điện tử

    Bài viết "Ingvar Kamprad - Ông chủ của đế chế IKEA"
    Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Việt Nam

     

     
     

    Làm thế nào để vượt qua đối thủ cạnh tranh?

    Bạn cần website để giới thiệu dịch vụ?

    Cho đến lúc này, điều mà bạn đang quan tâm có lẽ là muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website và Công ty chúng tôi?

    SỞ HỮU NGAY WEB CHUYÊN NGHIỆP TẠI ADC VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA ĐỐI THỦ NGAY HÔM NAY!!!

    CÔNG TY CP GIẢI PHÁP VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ADC SOFTWARE

    Số 1, LK 11A Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, P Mỗ Lao, Hà Đông, HN

    (024).3783.5639 - (024).3783.5640

    info@adcvietnam.net / support@adcvietnam.net

    https://adcvietnam.net

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤNMIỄN PHÍ

    Đang gửi...

    Đang gửi...

    Zalo
    Thông báo
    Đóng
    Đang tải

    Đang tải...